top of page
bong-gan-mat-ca-chan

BONG GÂN MẮT CÁ CHÂN

Bong gân mắt cá chân là tình trạng chấn thương phần mềm, nguyên nhân thường do chấn thương đột ngột ( ví dụ như tai nạn thể thao, tai nạn lao động, té ngã,…). Bong gân mắt cá chân khiến dây chằng ở vị trí này bị tổn thương gây giãn hoặc rách. Người bệnh dường như lập tức xuất hiện những dấu hiệu lâm sàng như sưng tấy, đau dữ dội và âm ỉ sau đó.

NGUYÊN NHÂN BONG GÂN

  • ​Nguyên Nhân Gây Bong Gân Mắt Cá Chân

Nguyên nhân trực tiếp gây bong gân mắt cá chân là chấn thương khiến cho cổ chân bị xoắn hoặc lật. Từ đó gây thương tổn đến dây chằng hoặc các mô mềm xung quanh, cuối cùng là dẫn đến cổ chân bị bong gân.
 

Một số nguyên nhân phổ biến gây nên chấn thương này là:

  • Chấn thương thể thao

  • Tai nạn sinh hoạt như bị té ngã, bước hụt làm lật cổ chân….

  • Tiếp đất sai tư thế khi nhảy từ trên cao xuống

  • Làm các công việc gây ra áp lực lớn lên cổ chân, mắt cá chân trong thời gian dài

  • Bê vác vật nặng, cố gắng lấy vật nặng sai tư thế

  • Yếu Tố Rủi Ro Bong Gân Mắt Cá Chân

  • Vận động viên các môn thể thao sử dụng sức mạnh chân, có sự bật nhảy

  • Sử dụng giày dép không phù hợp làm tăng cao nguy cơ bị té ngã, mất thắng khi di chuyển, từ đó tăng cao nguy cơ gặp phải chấn thương.

  • Không khởi động kỹ trước khi thực hiện hoạt động thể thao

  • Chơi thể thao sai tư thế gây chấn thương đột ngột

Ngoài ra, người thừa cân béo phì sẽ bị mắc các bệnh về xương khớp hơn so với người bình thường. Mắt cá chân và cổ chân của người thừa cân béo phì luôn phải chịu áp lực lớn đến từ trọng lượng cơ thể. Dù không bị chấn thương thì khớp mắt cá chân cũng sẽ bị suy yếu dần theo thời gian.

bong-gan-mat-ca-chan

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP

  • Cơn đau: Người bệnh sẽ lập tức cảm nhận cơn đau tê buốt tại mắt cá chân ngay sau khi bị bong gân. Cơn đau này tùy vào mức độ bong gân sẽ biểu hiện nặng hay nhẹ, và âm ỉ kéo đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Cơn đau càng rõ ràng hơn nếu người bệnh chạm vào vùng mắt cá chân, cố gắng cử động hoặc đi lại.
     

  • Sưng tấy: Mắt cá chân sẽ sưng từ từ sau vài giờ bị bong gân. Nếu người bệnh vẫn hoạt động chân có vùng mắt cá bị tổn thương thì tình trạng sưng tấy sẽ càng nặng hơn.
     

  • Vết bầm tím: Triệu chứng này sẽ xuất hiện trễ hơn cảm giác đau và sưng tấy. Khi tổn thương, dây chằng và những bộ phận cấu thành, mô mềm xung quanh bị chảy máu và xuất hiện các vết bầm tím sau đó.
     

  • Giảm biên động cử động khớp: Sự giãn hoặc rách ở dây chằng hoặc tổn thương mô mềm quanh mắt cá chân sẽ khiến khớp bị giảm đi khả năng vận động. Một phần là do cơn đau khi mắt cá chân chịu áp lực nên người bệnh sẽ cảm thấy vùng mắt cá chân và cổ chân bị giảm biên độ chuyển động, khó di chuyển, thậm chí khó cử động.

happy-time

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

  • Nghỉ Ngơi

Khi bị bong gân mắt cá chân, người bệnh cần nghỉ ngơi, không nên di chuyển hoặc hoạt động để tránh khiến cho tổn thương vùng mắt cá chân thêm nghiêm trọng.

  • Vật Lý Trị Liệu

Khi chân đã bớt sưng và đau. Việc thực hiện một số bài tập trị liệu là rất cần thiết để chân của bạn nhanh chóng hoạt động bình thường trở lại. Nên tham khảo các chuyên gia để lựa chọn những bài tập phù hợp nhất với đôi chân của bạn. Tránh việc tập sai cách và tập với cường độ cao dẫn tới tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe xương khớp trong tương lai.

  • Chườm Đá Lạnh

Tác dụng của phương pháp này là khiến cho vùng bị thương giảm sưng và đau. Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Người bệnh chỉ cần chườm túi lạnh vào vùng mắt cá chân khoảng 15 đến 30 phút, sau 4 tiếng lại chườm một lần.

  • Nâng Cao Chân

Đây là phương pháp rất phổ biến được áp dụng với các trường hợp bị chấn thương vùng chân. Nên thực hiện nâng cao chân hơn tim trong khoảng 48 giờ đầu tiên tính từ thời điểm mới bị chấn thương.

  • Đè Ép

Với phương pháp nẹp và băng, vùng mắt cá chân sẽ được giữ ổn định. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện khi đã hết sưng. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên quấn quá chặt gây ảnh hưởng đến lưu thông máu. Khi máu không được lưu thông tốt, có thể khiến cho vùng bong gân nghiêm trọng hơn và thời gian phục hồi cũng sẽ lâu hơn.

Có thể dùng nạng với những trường hợp bị bong gân mức độ nhẹ, giúp cho việc di chuyển trở nên thuận lợi hơn.

KẾT LUẬN

Bong gân mắt cá chân là một chấn thương phần mềm phổ biến, gây giãn hoặc đứt dây chằng, tổn thương các mô mềm quanh mắt cá chân. Tùy vào mức độ bong gân mà thời gian hồi phục của từng người bệnh sẽ khác nhau. Bong gân mắt cá chân tuy không nguy hiểm, nhưng biến chứng sẽ khiến chức năng khớp mắt cá chân bị suy giảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp khác. Do vậy, việc điều trị và chăm sóc mắt cá chân sau bong gân rất quan trọng trong việc hồi phục chức năng mắt cá chân.

DOVAKO - Trạm nghỉ chân cho những cơ thể mệt mỏi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

bottom of page